Bệnh vôi hóa đốt sống cổ: Thông tin và cách điều trị

Hiện nay có rất nhiều người mà điển hình là những người lớn tuổi đang sống chung với bệnh vôi hóa đốt sống cổ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lí này gây ra không ít cản trở cho người bệnh trong cuộc sống thường ngày.

Bạn đã biết gì về bệnh vôi hóa đốt sống cổ chưa? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có được nhiều thông tin giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn.

vôi hóa đốt sống cổ
Bạn đã biết gì về bệnh vôi hóa đốt sống cổ chưa?

I. Bệnh vôi hóa đốt sống cổ là gì?

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ hay còn có tên gọi khác là gai đốt sống cổ, chính là hiện tượng viêm dày cũng như lắng đọng canxi ở các dây chằng tại vị trí cổ. Chính sự lắng đọng này đã gây chèn ép lên các rễ và dây thần kinh, khiến cho người bệnh thường xuyên đau nhức vùng cổ hay vùng vai gáy, nhiều khi các cơn đau còn lan xuống tay.

Vôi hóa đốt sống cổ nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Bệnh sẽ khiến cho tuần hoàn máu không thể lưu thông, người bệnh có thể bị thoát vị đĩa đệm cổ, rối loạn cảm giác,…

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, đây là một bệnh lí rất thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều đối tượng.

II. Triệu chứng nhận biết bệnh vôi hóa đốt sống cổ

Khi bệnh vôi hóa đốt sống cổ ghé thăm, cơ thể của người bệnh thường sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đầu tiên người bệnh sẽ thấy các cơn đau nhức thường xuất hiện ở khu vực cổ. Nhất là khi thực hiện một số cử động như: ngửa cổ, xoay cổ, cúi lên cúi xuống hay bẻ cổ đột ngột.
  • Những cơn đau cũng có thể lan tỏa từ cổ dần ra các vùng lân cận như vai, gáy hay lan xuống lưng và dẫn đến nhức mỏi toàn thân vô cùng khó chịu. Nhiều người bệnh còn bị đau phía trên đỉnh đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ
Bệnh vôi hóa đốt sống cổ có thể gây ra hiện tượng đau nửa đầu, chóng mặt, ù tai
  • Sự chèn ép của gai xương vào các dây thần kinh cũng có thể khiến cho người bệnh có cảm giác tê hay yếu liệt ở hai bên cánh tay và cả ở các ngón tay.
  • Ngoài ra, ở một số người bệnh còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như rối loạn chức năng đại tiện, hiện tượng mất cảm giác cũng xảy ra do sự có mặt của các gai xương làm cho ống sống bị thu hẹp.

Người bệnh cần nắm rõ những triệu chứng mà chúng tôi vừa kể trên để sớm phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời tránh những biến chứng khớ lường.

III. Nguyên nhân gây bệnh vôi hóa đốt sống cổ

Mọi người nên chú ý đến một số nguyên nhân gây bệnh vôi hóa đốt sống cổ sau đây để có thể có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.

Vấn đề tuổi tác

Tuổi tác chính là một tác nhân không thể bỏ qua khi nhắc đến nguyên nhân gây ra các bệnh lí về xương khớp mà điển hình là bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa trong cơ thể càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Hệ xương khớp nói chung và đốt sống cổ nói riêng sẽ dần mất đi sự đàn hồi và dẻo dai, thoái hóa dần và dẫn tới vôi hóa đốt sống cổ.

Mắc các bệnh lí xương khớp khác

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đốt sống cổ là một trong số những vị trí phải hoạt động khá nhiều. Cộng thêm việc trước đó người bệnh từng mắc một số bệnh lí về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương,… thì nguy cơ bị vôi hóa đốt sống cổ sẽ cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.

Do các chấn thương

Các chấn thương mà trong cuộc sống bạn gặp phải, đặc biệt là những chấn thương ở vùng cổ cũng chính là một trong số các tác nhân gây ra bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Khi gặp phải chấn thương đặc biệt là những cú va đập mạnh tại vùng cổ sẽ khiến cho xương bị tổn thương, hệ thống dây chằng hay sụn khớp cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu những tổn thương không được chữa trị kịp thời thì việc bị vôi hóa đốt sống cổ cũng là điều dễ hiểu.

Do tư thế sinh hoạt và tính chất công việc

Đối với những người lao động nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác đồ vật nặng trên vai thì khả năng bị vôi hóa đốt sống cổ là rất cao. Bởi khi mang những vật nặng thì không chỉ vùng vai và lưng mà ngay cả vùng cổ cũng phải chịu nhiều áp lực, lâu dần sẽ dẫn đến các đốt sống cổ bị tổn thương và hình thành bệnh.

Bên cạnh đó, làm việc và sinh hoạt sai tư thế, đặc biệt là ngồi hay nghẹo cổ, rướn cổ về phía trước, vẹo lưng, gù lưng,… cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây vôi hóa đốt sống cổ
Làm việc không đúng tư thế chính là một nguyên nhân gây vôi hóa đốt sống cổ

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là một yếu tố không nhỏ khiến bạn phải sống chung với bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Thực đơn hằng ngày không cung cấp đủ canxi và những khoáng chất cần thiết sẽ dẫn hệ xương khớp trở nên yếu dần đi, dễ bị thoái hóa. Đặc biệt là vùng cổ lại chính là nơi phải hứng chịu khá nhiều áp lực từ các yếu tố bên ngoài.

Thói quen sử dụng nhiều rượu bia hay hút thuốc thường xuyên là một trong những tác nhân khiến cho bệnh vôi hóa đốt sống cổ ghé thăm bạn sớm hơn.

IV. Những cấp độ của bệnh vôi hóa đốt sống cổ

Các chuyên gia xương khớp chia bệnh vôi hóa đốt sống cổ ra làm 3 cấp độ cũng chính là 3 giai đoạn phát triển của bệnh. Người bệnh có thể dựa vào những biểu hiện trên cơ thể và dễ dàng nắm bắt được mình đang ở cấp độ nào của bệnh để có thể chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Sau đây là các cấp độ của bệnh vôi hóa đốt sống cổ mà người bệnh phải hết sức chú ý:

Cấp độ 1: Giai đoạn bệnh bắt đầu khởi phát

Khi bệnh chỉ mới bắt đầu khởi phát ở giai đoạn đầu tiên thì người bệnh lâu lâu sẽ thường thấy xuất hiện một số cơn đau nhẹ ở vùng cổ hay vai gáy, đôi lúc cũng sẽ có cảm giác bị mỏi nhừ khá khó chịu.

Tuy nhiên, khi mà bạn vận động nhiều thì những cơn đau mỏi cổ, đau vai gáy sẽ xuất hiện nhiều hơn một chút và thường diễn ra âm ỉ. Nhưng nếu bạn dành thời gian nghỉ ngơi thì sẽ không còn thấy đau nhức nữa và bạn lại được quay về trạng thái bình thường ban đầu.

Cấp độ 2: Giai đoạn thứ phát

Khi bệnh đã chuyển từ cấp độ khởi phát sang thứ phát thì những cơn đau nhức sẽ có tần suất xuất hiện dày đặc hơn. Thêm vào đó, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng co cứng cổ gây ra những khó khăn khi cử động cổ, đặc biệt khi ngửa, cúi, gập hay xoay cổ lại.

Ở cấp độ này, những cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng cổ và vai gáy mà sẽ lan khá nhanh ra các khu vực lân cận. Nhất là vùng bả vai, lưng, hai cánh tay, thậm chí có thể lan xuống các ngón tay và gây ra hiện tượng tê bì đầu ngón tay.

Cấp độ 3: Giai đoạn bệnh toàn phát

Đây là cấp độ mà bệnh đã trở nên nặng nề. Ngoài những cơn đau ở các vùng xương khớp thì người bệnh còn bị ảnh hưởng lên cả vùng đầu gây hiện tượng đau nửa đầu, hay bị ù tai, hoa mắt chóng mặt. Người bệnh sẽ còn có thể bị đau nhức đầu ở khu vực chẩm, mỏm ngang của cột sống và cả ở trước trán. Nếu chụp X-quang thì sẽ dễ thấy các đốt sống cổ bị mất đi đường cong sinh lí, đĩa liên cốt bị hẹp lại và xuất hiện các gai xương.

Khi bệnh tiến triển sang cấp độ này, nếu người bệnh không nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời thì rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xương cổ dễ gãy, gặp phải chứng biến dạng đốt sống cổ gây dị tật vĩnh viễn,…

V. Biện pháp điều trị vôi hóa đốt sống cổ

Ngày nay, số người mắc bệnh vôi hóa đốt sống cổ đang ngày càng nhiều lên nhưng mọi người cũng đừng quá lo lắng bởi hiện có rất nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh quái ác này. Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người có thể lựa chọn một số cách điều trị sau đây.

1. Điều trị bằng thuốc Nội khoa

Phương pháp điều trị này rất phù hợp với những người tình trạng bệnh đang ở giai đoạn khởi phát hoặc thứ phát. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:

chữa vôi hóa đốt sống cổ
Khi bệnh còn nhẹ có thể dùng các loại thuốc nội khoa để chữa vôi hóa đốt sống cổ
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc thường được kê cho người vôi hóa đốt sống cổ là Beta-lactam, Ph8, Amynoglycoid, Diclophenac,… sẽ giúp người bệnh nhanh chóng xoa dịu các cơn đau.
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Một số loại thuốc thường được sử dụng đó là Diclofenac, Aspirin, Naproxen hay Ibuprofen,… Tác dụng chính của các loại thuốc này là giảm đau, tiêu sưng cũng như chống viêm cho người bị vôi hóa đốt sống cổ.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Diazepam, Mydocalm,… là các thuốc mà bác sĩ có thể cho người bị vôi hóa đốt sống cổ sử dụng bởi những cơn đau mà bệnh gây ra có thể khiến cho khu vực cơ xung quanh bị co thắt.

Đối với việc điều trị vôi hóa đốt sống cổ bằng các loại thuốc nội khoa, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đơn mà bác sĩ kê. Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý mua thuốc về sử dụng bởi có thể gây ra nhiều sự cố ngoài ý muốn. Các loại thuốc nội khoa cũng chỉ có tác dụng giúp người bệnh cắt nhanh những cơn đau chứ không thể điều trị bệnh tận gốc. Ngoài ra việc dùng thuốc lâu dài cũng dễ gây nên nhiều thương tổn cho dạ dày, gan, thận,… nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn cách chữa này.

2. Liệu pháp châm cứu

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc nội khoa thì khi bệnh còn chưa có chuyển biến phức tạp, người bệnh vôi hóa đốt sống cổ có thể lựa chọn phương pháp châm cứu. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người đã có tuổi với thể trạng sức khỏe suy yếu.

Châm cứu chính là một trong những phương pháp chữa vôi hóa đốt sống cổ bằng Y học cổ truyền được nhiều người bệnh tìm đến. Đây là một cách hữu hiệu giúp người bệnh giảm nhanh những cơn đau nhức ở phần mềm mặc dù không thể hoàn toàn tác động cũng như kìm hãm sự phát triển của bệnh. Để thực hiện liệu pháp này cần xác định chính xác vị trí của các huyệt đạo trên cơ thể đặc biệt là các huyệt ở vùng cổ như phong trì, thiên trụ, đại chùy,…

điều trị vôi hóa đốt sống cổ
Châm cứu chính là cách tốt giúp giảm những cơn đau do bệnh vôi hóa đốt sống cổ gây ra

Người bệnh cũng có thể áp dụng liệu pháp châm cứu với một số bài vận động của vật lí trị liệu để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

3. Sử dụng các bài thuốc Nam

Mặc dù, Y học hiện đại ngày càng phát triển tuy nhiên hiện nay vẫn có rất nhiều người lựa chọn chữa vôi hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc Nam. Bởi thuốc Nam xuất phát từ những loại dược liệu sẵn có trong tự nhiên, có thể có ngay trong vườn nhà vừa an toàn cho sức khỏe, dễ tìm lại không tốn quá nhiều thời gian và kinh phí chữa trị.

Sau đây là một số bài thuốc Nam chữa vôi hóa đốt sống cổ đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

Bài thuốc từ hạt đu đủ

Ít ai biết rằng, loại hạt bỏ đi này lại đem đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Ngoài việc hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu diệt các ký sinh trùng thì hạt đu đủ còn có tác dụng chống viêm nhiễm và giảm đau rất tốt.

Nhiều nguyên cứu đã chỉ ra rằng, các thành phần chống viêm và giảm đau có trong hạt đu đủ có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lí về xương khớp khá hiệu quả, mà bệnh vôi hóa đốt sống cổ là một ví dụ rất điển hình.

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Dùng hạt đu đủ chín chà cho thật mạnh để làm bong lớp màng phía ngoài rồi rửa sạch và cho ra rổ cho ráo nước.
  • Tiếp đến, đem giã nát hạt đu đủ rồi cho vào một túi vải mỏng và chườm trực triếp lên vùng đốt sống cổ.

Với cách này người bệnh nên thực hiện mỗi ngày một lần và mỗi lần chườm trong khoảng 30 phút để đem lại kết quả điều trị tốt nhất. Và lưu ý hạt đu đủ chỉ sử dụng chườm ngoài da chứ tuyệt đối không được uống.

Bài thuốc từ cây dền gai

Cây dền gai là loại thảo dược rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày, loại cây này thường mọc hoang dại nhiều nơi trên nước ta. Theo kinh nghiệm từ dân gian, đây chính là vị thuốc có tác dụng trừ thấp, thu phong và giảm đau, giúp điều trị các bệnh lí về xương khớp rất tốt.

thuốc Nam chữa vôi hóa đốt sống cổ
Bài thuốc từ cây dền gai được nhiều người bệnh lựa chọn trong điều trị vôi hóa đốt sống cổ

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Cách 1: Chỉ cần chuẩn bị 100 gram cành dền gai tươi rồi đem rửa sạch. Tiến hành sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 500ml thì tắt bếp. Sử dụng nước này uống như nước trà đều đặn mỗi ngày.
  • Cách 2: Kết hợp dền gai với các vị thuốc khác: 30 gram dền gai, 30 gram cỏ xước, 30 gram lá lốt, 30 gram tầm gửi, 50 gram chìa vôi. Các vị thuốc này cũng đem rửa sạch rồi cho vào ấm và sắc chung với 2 lít nước trong vòng 20 phút. Mỗi ngày sắc một thang để uống.

Đối với các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng cần xem xét kỹ lượng bởi tùy vào cơ địa mỗi người mà công hiệu là khác nhau. Nên sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, có thể tham khảo ý kiến những người có chuyên môn để có được kết quả trị bệnh tốt nhất.

4. Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chính là sự lựa chọn tối ưu cuối cùng cho người bệnh. Phương pháp này chỉ được chỉ định khi người bệnh sử dụng nhiều biện pháp chữa trị nhưng chưa đem lại kết quả mà quá trình vôi hóa vẫn diễn biến ngày một trầm trọng.

Phẫu thuật được tiến hành với mục đích cắt bỏ hết những gai cột sống được hình thành từ đó giải phóng những chèn ép của các gai này lên rễ cũng như dây thần kinh. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn luôn được các bác sĩ cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm hay cũng không thể nào đảm bảo rằng bệnh sẽ không quay trở lại.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất trong điều trị vôi hóa đốt sống cổ đó chính là vi phẫu thuật. Đây là phương pháp mới có thể giảm thiểu được những biến chứng và giúp người bệnh quay lại cuộc sống bình thường.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết cũng như cách điều trị bệnh vôi hóa đốt sống cổ đến quý độc giả. Mọi người hãy luôn chú ý lắng nghe những thay đổi bất thường trong cơ thể mình để có thể sớm phát hiện cũng như lựa chọn cách chữa phù hợp nhất.

Hải Ngọc

Có thể bạn quan tâm: 7 bài thuốc Đông y chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo