Người mắc bệnh thoái hóa cột sống có nên tập thể dục không?
Việc tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết để tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho hệ thống xương khớp. Tuy nhiên, người mắc bệnh thoái hóa cột sống lại rất ngại luyện tập vì sợ rằng vận động mạnh sẽ khiến cột sống càng đau nhức hơn. Liệu rằng mắc bệnh thoái hóa cột sống có nên tập thể dục không và tập luyện như thế nào để tốt cho tình trạng bệnh? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp quý độc giả sáng tỏ vấn đề nói trên.
I. Bị thoái hóa cột sống có nên tập thể dục?
Đối với những người bình thường, việc rèn luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ là liều thuốc tự nhiên quý giá để có được cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và đẩy lùi được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, với những người đang mắc một số bệnh lí về xương khớp nhất là các bệnh liên quan đến cột sống như thoát hóa đốt sống thì họ luôn nghĩ rằng để hỗ trợ trị bệnh tốt không nên tập luyện mà phải hạn chế vận động. Đây chính là một suy nghĩ lệch lạc, thiếu khoa học đang khiến cho bệnh tình của nhiều người càng thêm trầm trọng.
Trong buổi trò chuyện với chuyên mục chúng tôi về vấn đề “Bị thoái hóa cột sống có nên tập thể dục hay không?” bác sĩ Trần Huy Tùng (Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM) cho biết: “Việc tập luyện các bài tập thể dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Những bài tập thích hợp vừa sức không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức mà còn khiến cho cột sống được kéo giãn, cải thiện chức năng vận động tốt hơn. Chăm chỉ luyện tập mỗi ngày nhất định người bệnh sẽ phải ngạc nhiên trước kết quả mà các bài tập mang lại, chắc chắn thời gian điều trị bệnh sẽ được rút ngắn đáng kể.”
Người bị thoái hóa cột sống nên tập thể dục bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe cũng như việc điều trị bệnh. Ngoài việc hỗ trợ và rút ngắn thời gian điều trị bệnh thoái hóa cột sống, việc tập luyện còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp cao, đem lại tinh thần thư giãn, thoải mái, giảm stress cũng như tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trước sự thay đổi thất thường của thời tiết.
II. Nguyên tắc tập thể dục với người thoái hóa cột sống
Mặc dù, các chuyên gia xương khớp khuyên rằng người bị thoát hóa cột sống nên luyện tập thể dục để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khác với những người bình thường, người bệnh thoái hóa cột sống phải tuân thủ nguyên tắc luyện tập nghiêm ngặt thì mới có thể đạt được kết quả mong muốn. Việc tập luyện sai cách sẽ vô cùng nguy hiểm, không những khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội mà tình trạng bệnh cũng trở nên trầm trọng hơn.
Nếu đang mắc bệnh thoái hóa cột sống người bệnh nên tuân thủ nguyên tắc tập luyện sau đây:
- Nên chọn những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và việc thực hiện đúng các bài tập là hết sức cần thiết. Tránh lựa chọn những bài tập quá khó với cường độ nhanh và mạnh, chú ý đừng luyện tập sai động tác cũng như tư thế bởi có thể khiến cho tình trạng đau nhức nặng nề thêm.
- Người bệnh thoái hóa cột sống cần quan tâm đến thời gian luyện tập, có thể nghỉ ngơi nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mỏi mệt dù thời gian tập chưa nhiều. Tránh việc tập luyện quá gắng sức bởi có thể gây áp lực lên vùng cột sống cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Lúc này người bệnh sẽ dễ dàng gặp những tác dụng ngoài ý muốn. Đừng bao giờ nghĩ rằng tập luyện cành nhiều sẽ càng có được kết quả tốt, trong bất cứ trườn hợp nào cũng thế, sự vừa đủ luôn mang đến kết quả khả quan hơn.
Nếu còn gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn các bài tập thì bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi để có thể bỏ túi những bài tập rất hữu hiệu cho quá trình điều trị thoái hóa cột sống.
III. Một số bài tập thể dục dành cho người thoái hóa cột sống
Các chuyên gia xương khớp luôn khuyến khích người bệnh thoái hóa cột sống chăm chỉ tập thể dục để có thể nâng cao hiệu quả điều trị, nhanh chóng lấy lại chức năng vận động của cột sống. Sau đây sẽ là một số bài tập dành cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống rất đợn giản có thể thực hiện ngay tại nhà:
1. Bài tập vặn thắt lưng
Đây là một trong những bài tập khá đơn giản mà người bệnh thoái hóa cột sống có thể lựa chọn để tập luyện mỗi ngày. Với bài tập này, vùng cột sống cũng như các cơ xung quanh được kéo dãn hết mức có thể giúp người bệnh cải thiện rõ rệt tình trạng đau nhức.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn tập sao cho 2 tay dang rộng để tạo với cơ thể thành hình chữ T.
- Co cả hai đầu gối lên ngực rồi xoay dần sang trái, mặt ngoảnh bên phải và tay vẫn giữ nguyên.
- Để yên tư thế trên trong 5 – 7 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Bài tập khá nhẹ nhàng này nếu như chăm chỉ luyện tập người bệnh sẽ dễ dàng cảm nhận những cơn đau thuyên giảm dần và ít xuất hiện hơn.
2. Tư thế đứa trẻ
Các chuyên gia xương khớp đánh giá thực hiện bài tập tư thế em bé rất phù hợp với những chấn thương nhẹ và có thể giúp người bệnh cải thiện rất tốt các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống. Chỉ cần tranh thủ mấy phút mỗi ngày cho bài tập này, chắc chắn người bệnh sẽ rất hài lòng về kết quả nhận được.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh từ từ quỳ xuống sàn tập, ngửa phần gót chân lên trên và ngồi xuống sao cho phần mông chạm vào gót chân.
- Cúi dần người xuống cho tới khi phần trán chạm vào mặt sàn, hai tay duỗi dọc theo cơ thể, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Giữ nguyên tư thế này trong 5 – 7 giây rồi thả lỏng về tư thế chuẩn bị.
Đây là một tư thế tập luyện rất đơn giản với cường độ chậm nên người bệnh có thể thực hiện nhiều lần trong cơ thể. Tốt nhất mỗi ngày nên tập đều đặn vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần tập nên lặp lại động tác khoảng từ 7 đến 10 lần để có kết quả tốt nhất.
3. Tư thế cánh cung
Với tư thế này không chỉ vùng cột sống thắt lưng được kéo giãn mà cột sống cổ cũng được tác động rất nhiều. Tập luyện đều đặn sẽ giúp thoát khỏi hiện tượng đau nhức âm ỉ khó chịu của bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị, người bệnh nằm sấp trên sàn tập, 2 tay duỗi dọc theo cơ thể.
- Co đầu gối lên và kéo dài tay ra sau đồng thời hít thật sâu để dùng lực nâng vùng ngực và chân lên để tay có thể nắm tới bàn chân. Lúc này chỉ còn phần bụng tiếp với mặt sàn.
- Giữ tư thế này trong khoảng 5 nhịp rồi từ từ thả lỏng cơ thể về trạng thái ban đầu.
Với bài tập này, người bệnh nên lặp đi lặp lại động tác mà chúng tôi vừa hướng dẫn ít nhất 5 lần để có thể cảm nhận tốt kết quả.
Bài viết trên đây của chúng tôi không chỉ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “bị thoái hóa cột sống có nên tập thể dục không?” mà còn đưa ra nguyên tắc tập luyện cũng như các bài tập phù hợp với người thoái hóa cột sống. Chỉ cần luyện tập đều đặn mỗi ngày, chúng tôi tin chắc rằng tình trạng bệnh của bạn sẽ nhanh chóng có những chuyển biến tích cực.
Hải Ngọc
Thông tin bạn nên tìm hiểu:
E mới có 16t thôi.mà hay bị tê bàn tay phải lắm.hk biết bị gì nữa.chỉ cần thức khuya xíu thôi là bị à..Nhưng thời gian trong ngày vẫn thỉnh thoảng bị tê tay…với lại e bị hạ canxi hay chóng mặt lắm.
Bác sỹ cho e hỏi e nam nay 36 tuoi e bị thoái hoá 4 đot song lung, bác sỹ khuyên e chi van động nhẹ va khuyên e bỏ choi cầu lông, e lại rất thích choi môn đó, bác sỹ cho e lời khuyên. E cảm on ạ